1. Thông tin chung
Địa chỉ: Phòng 406, Nhà T2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84)- 024-35579354/
(+84)- 024-35579515
|
Bộ kit MagPure FFPE DNA Nano gồm hạt nano từ bọc silica và đệm tinh sạch ADN hệ gen từ tiêu bản mô ung thư cố định bằng formalin vùi trong parafin |
Model of Targeted nanogel complex carrying drug Etanercept (ETA). This will release ETA to neutralize TNF - secreted by macrophages at inflamed joint. |
Thành viên chính thức hiện nay
|
Trưởng phòng: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy
Đào Tạo: 2008: Tiến sĩ, ĐHKHTN - ĐHQGHN
Chuyên ngành: Hoá sinh học
Điện thoại: 024-35575498 (office), 0904263388 (mobile)
Email: nguyenquanghuy@vnu.edu.vn |
|
PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà
Đào tạo: Tiến sĩ: 2007, ĐHKHTN - ĐHQGHN
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Điện thoại: 0904156999
Email: buithivietha@gmail.com |
|
PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung
Đào Tạo: Tiến sĩ: 2008, Grenoble I University, France
Chuyên ngành: Sinh học tế bào
Điện thoại: 024-35588478 (office), 0947440249 (mobile)
Email: hoangthimynhung@hus.edu.vn |
|
TS. Phạm Thị Thu Hường
Đào tạo: Tiến sĩ: 2013, ĐHQG Chungnam, Daejeon, Hàn Quốc
Chuyên ngành: Hóa sinh
Điện thoại: 0988429982
Email: phamhuong@hus.edu.vn |
|
TS. Chử Lương Luân
Đào tạo: Tiến sĩ: 2018, Đại học Sunmoon, Hàn Quốc
Chuyên ngành: Khoa học sự sống và Kỹ thuật Hóa sinh
Điện thoại: 0985464929
Email: chuluongluan218@gmail.com |
Cựu thành viên
- PGS. TS. Nguyễn Đình Thắng
- PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh; TS. Nguyễn Hòa Anh
- ThS. Bùi Thu Thủy (Đại học Kanazawa, Nhật Bản)
Hướng nghiên cứu chính
Nhiệm vụ của phòng là nghiên cứu và phát triển các vật liệu nano sinh học để phục vụ chẩn đoán và dẫn truyền thuốc; sử dụng công nghệ gen, enzyme và protein để tạo ra các sản phẩm KHCN ứng dụng trong lĩnh vực y học, thực phẩm, nông nghiệp, và tái tạo năng lượng. Các hướng nghiên cứu bao gồm:
- Phát triển các vật liệu mới và hiệu quả cho chẩn đoán và dẫn thuốc dựa trên các thành phần của kỹ nghệ sinh học và công nghệ nano. Các thành phần bao gồm kháng thể và hạt nano từ tính, phức hạt từ gắn kháng thể anti-CD4 đặc hiệu ứng dụng phát triển hệ vi lưu nhằm phân tách tế bào lympho TCD4+ từ máu; phức hệ nanogel schizophyllan (SPG) mang thuốc ức chế đặc hiệu yếu tố hoại tử u (TNF-α) nhằm ứng dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Triển khai mô hình đánh giá khả năng kháng viêm trên tế bào nuôi cấy.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ DNA tái tổ hợp, công nghệ chỉnh sửa hệ gen CRISPR-Cas, công nghệ enzyme và protein, sinh tổng hợp và kỹ thuật chuyển hóa trong vi sinh vật cải biến di truyền nhằm tạo ra các hợp chất có hoạt tính sinh dược học giá trị cao.
- Xây dựng và phát triển các mô hình ung thư từ cấp độ phân tử (các protein liên quan đến phân chia tế bào), tế bào nuôi cấy 2D (tế bào sơ cấp phân lập từ khối u, và dòng tế bào thương mại), khối ung thư 3D, khối mô ung thư phân lập từ người bệnh), và cơ thể (chuột mang ung thư). Mô hình tăng sinh mạch máu in vitro, ex vivo và in vivo.
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng liệu pháp tế bào bào miễn dịch trong điều trị hỗ trợ ung thư: Tăng sinh tế bào miễn dịch (tế bào NK, T, và DC) ứng dụng trong điều trị ung thư và tăng cường miễn dịch; Nghiên cứu hệ tiết (secrotome) của tế bào miễn dịch (DC-exosome) ứng dụng trong vaccine chống ung thư.
- Nghiên cứu vi sinh vật ứng dụng: probitics, biocontrol, các chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật, nhiên liệu sinh học (biohydrogen) từ vi sinh vật.
2. Hoạt động Khoa học Công nghệ
Đề tài, dự án tiêu biểu
- Nghiên cứu chế tạo một số hệ nano tương hợp sinh học lõi hạt từ tính cho chẩn đoán và chữa bệnh ung thư. ĐT.NCCB-ĐHƯD.2012-G/08. Chủ trì: GS. TSKH. Nguyễn Xuân Phúc (PGS. TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung tham gia).
- Nghiên cứu khả năng kích thích miễn dịch kháng ung thư của exosome tiết từ các tế bào tua máu dây rốn người nhằm hướng tới ứng dụng trong chế tạo vắc xin chống ung thư – Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số: QG.18.09 do PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung chủ trì.
- Nghiên cứu tạo phức hệ nanogel schizophyllan (SPG) mang thuốc ức chế đặc hiệu yếu tố hoại tử u (TNF- α) nhằm ứng dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (2016-2018). Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số KLEPT.16.01. Chủ trì: TS. Phạm Thị Thu Hường.
- Nghiên cứu phát triển chip sinh học đếm tế bào lympo T CD4+ để đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch sử dụng công nghệ nano và hệ vi lưu. Đề tài độc lập cấp nhà nước. mã số ĐTĐL.CN-02/18. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nam (PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh và TS. Phạm Thị Thu Hường tham gia thành viên).
- Nghiên cứu xây dựng quy trình và bước đầu tạo bộ kit để phát hiện và sàng lọc một số tác nhân vi sinh vật chính gây nhiễm trùng đường âm đạo bằng kỹ thuật Real time PCR. (Development of a protocol and creation of a prototype-kit for detection and screening of major vaginal pathogenic microorganism by Real time PCR). KLEPT.20.04. PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà chủ trì.
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số chế phẩm probiotic từ một số loài Lactobacillus sp. và Bacillus sp. ứng dụng nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ - Đề tài cấp nhà nước do Bộ Công Thương cấp kinh phí, mã số: ĐT.12.19/CNSHCB do PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà chủ trì.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất năng lượng tái tạo hydro sinh học từ vi khuẩn kị khí phân lập tại Việt Nam (2016-2018). Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số QG.16.03. Chủ trì: PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà.
- Sản xuất thực phẩm chức năng có arabinoxylan từ cám gạo bằng công nghệ enzyme (2016-2018). Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước của Bộ Công Thương, mã số: SXTN.0416/CNSHCB. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh.
- Nghiên cứu tạo kít tách chiết ADN và ARN từ các tiêu bản cố định mẫu mô ung thư (2016-2018). Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số QG.16.22. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh.
- Nghiên cứu số phận và vai trò của bào tử B. aquimaris SH6 trong ruột tôm: chìa khóa để phát triển thức ăn bổ sung mới cho tôm. Đề tài quốc tế của quỹ Third Word Academy of Science (TWAS), mã số: No. 16-549 RG/BIO/AS_G – FR3240293311. Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh.
Công bố tiêu biểu
- Van Thi Hong Doan, Jun Katsuki, Shin Takano, Phuong Thi Mai Nguyen, Huong Thi Thu Pham, Van Anh Thi Nguyen, Shota Fujii, Kazuo Sakurai (2023). Determining the critical quality attribute for the delivery of α–mangostin by β–cyclodextrin-based nanoparticles in cancer treatment. Polymer Journal, https://doi.org/10.1038/s41428-023-00813-5 (Q1 SCIE ; IF 2.8).
- Ngoc Duc Vo, Anh Thi Van Nguyen, Hoi Thi Le, Nam Hoang Nguyen, Huong Thi Thu Pham (2021). A simple approach for counting CD4+ T cells based on a combination of magnetic activated cell sorting and automated cell counting methods. Applied Sciences, 11, 9786 (Q2 Scopus; IF 7).
- Dung H.T. Nguyen, Ngoc B. Nguyen, Linh T.P. Nguyen, Ly T. Do, Tung T. Nguyen, Nam H. Nguyen, Sakurai Kazuo, Mochizuki Shinichi, Kihara Takanori, Thang D. Nguyen, Anh T. V. Nguyen, Huong T. T. Pham (2019). An agarose–curdlan nanogel that carries etanercept to target and neutralises TNF-a produced by Dectin-1-expressing immune cells. Journal of Electronic Materials, 48 (10), 6570-6582 (Q3 SCIE; IF 2.1).
- Luan Luong Chu, Nguyen Quang Huy, Nguyen Huu Tung (2023) Microorganisms for ginsenosides biosynthesis: recent progress, challenges, and perspectives. Molecules, 28(3), 1437 (Q1 SCIE, IF 4.6).
- Ha T.V. Bui, Huyen T. Bui, Son V. Chu, Huyen T. Nguyen, Anh T.V. Nguyen, Phuong T. Truong, Thang T.H. Dang, Anh T.V. Nguyen (2023) Simultaneous real-time PCR detection of nine prevalent sexually transmitted infections using a predesigned double-quenched TaqMan probe panel. PLoS ONE, 18(3), e0282439 (Q1 SCIE, IF 3.7).
- Thu-Hien Thi Tran, Le-Duy Ba Vu, Huy Quoc Nguyen, Hanh Bich Pham, Xuan Phuong Thi Do, Uyen Thi Trang Than, Thu-Huong Thi Pham, Linh Dieu Do, Kim-Van Thi Le, Thao Phuong Nguyen, My-Nhung Thi Hoang (2022). Dual roles of oxostephanine as an Aurora kinase inhibitor and angiogenesis suppressor. Internarional Journal of Molecular medicine 50 (5), 133 (Q1 SCIE, IF 5.4).
- Nguyen Minh Hieu; Nguyen Hoang Nam; Nguyen Thi Huyen; Nguyen Thi Van Anh; Phan Tuan Nghia; Nguyen Ba Khoa; Nguyen Linh Toan; Nguyen Hoang Luong (2017) Synthesis of SiO2-coated Fe3O4 nanoparticles using ultrasound and its application in DNA extraction from formalin-fixed, paraffin-embedded human cancer tissues. Journal of Electronic Material, 46(6), 3738-3747 (Q3 SCIE, IF 2.1)
- Ngo TH, Nguyen TNT, Nguyen MQ, Tran VA, Nguyen ATV, Nguyen DV, Tran MT, Nguyen LT, Nguyen AH, Phan TN (2016). Screening of pigmented Bacillus aquimaris SH6 from the intestinal tracts of shrimp to develop a novel feed supplement for shrimp. Journal of Applied Microbiology, 121(5), 1357–1372. (Q2 SCIE, IF 4.0).
- Nhung Thi My Hoang, Thuong Thien Phuong, Trang Thi Nhu Nguyen, Yen Thi Hai Tran, Anh Thi Nguyen Ngoc, Thanh Lai Nguyen, Khanh Thi Van Bui (2016). In vitro characterization of derrone as an Aurora Kinase inhibitor. Biological & pharmaceutical bulletin, 39(6), 935-945 (Q2 SCIE, IF 2.0)
- Ha Phuong Thu, Nguyen Hoai Nam, Le Quang Duong, Nguyen Thi Tham, Bui Thuc Quang, Ha Thi Minh Thi, Do Hai Doan, Hoang Thi My Nhung (2016). Targeting effect of folate on cancer cells through curcumin carrier nano-system. International Journal of drug delivery 6, 351-358. (ISI; IF 1.02).
Sở hữu trí tuệ
- Chủng vi khuẩn Clostridium butyricum ST5 và quy trình lên men sản xuất Hydro sinh học bởi chủng này", số đơn 2-2017-00304 của Cục Sở hữu trí tuệ. (QĐ số 73403/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ ngày 23/10/2017).
- Chế phẩm viên đặt phụ khoa để hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo và quy trình sản xuất chế phẩm viên đặt phụ khoa này, Bùi Thị Việt Hà, Phan Thuỳ Dương, Nguyễn Thị Vân Anh, Mai Thị Đàm Linh, Trần Thị Thanh Huyền, Số 20472w/QĐ-SHTT, Có QĐ dự định cấp bằng bảo hộ ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- Kit để xác định tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục và quy trình sản xuất kit này. Số 11350w/QĐ-SHTT ngày 6 tháng 7 năm 2022.
- 01 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích: Quy trình phân lập exsosome từ môi trường nuôi cấy tế bào tua máu dây rốn, Số 2634 (cấp theo Quyết định số 6069w/QĐ-SHTT, ngày 19/04/2021) (Tác giả chính: Hoàng Thị Mỹ Nhung).
3. Ảnh hoạt động của Phòng thí nghiệm
4. Ảnh tập thể đại diện tiêu biểu
5. Danh sách NCS, HVCH và Sinh viên của phòng